Quán tâm
là xem rất kỹ về tâm, tâm đang động hay tâm đang tịnh, tâm đang tịnh là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Còn khi nào tâm mất thanh thản, an lạc và vô sự là tâm rơi vào hai trạng thái một là bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không; hai là tâm đang phóng dật, phóng niệm.
Khi tâm rơi vào hôn trầm, thùy miên vô ký, ngoan không thì hãy nhớ giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh đừng để vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào và tu tập pháp môn Thân Hành Niệm. Nếu tu tập đúng như vậy thì hôn trầm, thùy miên, ngoan không sẽ không còn.
Trong Định Niệm Hơi Thở có hai đề mục phá hôn trầm thùy miên vô ký, đó là “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”. Đề mục thứ hai: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”.
Khi vận dụng hơi thở dài tức là hơi thở chậm thì hôn trầm cũng hết. Nói Quán tâm thì đừng nghĩ lầm là chỉ có quán tâm mà thôi. Vì nghĩ lầm nên có một số trường thiền dạy tu Tứ Niệm Xứ lại cắt pháp môn Tứ Niệm Xứ ra bốn phần: có trường thiền chuyên tu tập QUÁN THÂN; có trường thiền lại chuyên tu tập QUÁN THỌ; có trường thiền chuyên tu tập QUÁN TÂM.
Nhưng chưa có trường thiền chuyên tu tập QUÁN PHÁP. Đó là một sự sai lầm quá lớn. Trong kinh sách Nguyên Thủy chưa từng thấy Phật dạy tu tập Tứ Niệm Xứ phân chia thân, thọ, tâm, pháp như vậy. Vì thế, nên hiểu: Nói quán thân chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán thọ chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán tâm chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán pháp chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp.
Có tu tập như vậy mới gọi là tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ. Còn tu tập từng phần là tu tập sai pháp!
Khi tâm rơi vào hôn trầm, thùy miên vô ký, ngoan không thì hãy nhớ giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh đừng để vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào và tu tập pháp môn Thân Hành Niệm. Nếu tu tập đúng như vậy thì hôn trầm, thùy miên, ngoan không sẽ không còn.
Trong Định Niệm Hơi Thở có hai đề mục phá hôn trầm thùy miên vô ký, đó là “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”. Đề mục thứ hai: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”.
Khi vận dụng hơi thở dài tức là hơi thở chậm thì hôn trầm cũng hết. Nói Quán tâm thì đừng nghĩ lầm là chỉ có quán tâm mà thôi. Vì nghĩ lầm nên có một số trường thiền dạy tu Tứ Niệm Xứ lại cắt pháp môn Tứ Niệm Xứ ra bốn phần: có trường thiền chuyên tu tập QUÁN THÂN; có trường thiền lại chuyên tu tập QUÁN THỌ; có trường thiền chuyên tu tập QUÁN TÂM.
Nhưng chưa có trường thiền chuyên tu tập QUÁN PHÁP. Đó là một sự sai lầm quá lớn. Trong kinh sách Nguyên Thủy chưa từng thấy Phật dạy tu tập Tứ Niệm Xứ phân chia thân, thọ, tâm, pháp như vậy. Vì thế, nên hiểu: Nói quán thân chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán thọ chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán tâm chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán pháp chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp.
Có tu tập như vậy mới gọi là tu tập pháp môn Tứ Niệm Xứ. Còn tu tập từng phần là tu tập sai pháp!
Gợi ý
-
Quán tâm định tỉnh
là đề mục phá tâm si, vì vậy phải cố gắng tu tập với đề mục này cho nhuần nhuyễn. Khi tu tập đã nhuần nhuyễn thì không bao giờ có hôn trầm thùy miên và vô ký, tu tập chưa nhuần nhuyễn thì sẽ bị hôn trầm thùy miên...
-
Quán tâm vô thường
Hằng ngày quán tâm vô thường để chúng ta không bị kiến chấp Linh hồn, Phật tánh thường hằng của tà giáo ngoại đạo. Và luôn nhờ có quán tâm vô thường nên từng tâm niệm sanh khởi chúng ta không bị dính mắc và chấp đắm.Đây là tu tập...
-
Trên tâm quán tâm
tức là hằng ngày quan sát xem xét tư duy nội tâm đang khởi những niệm gì, đang nghĩ gì, đang lo sợ, đang phiền não bất toại nguyện, đang giận hờn ganh ghét, đang nghĩ suy những âm mưu thâm độc để hại người, đang tính toán những trò...